Image default
Pháp Luật

‘Fake’ tiền cứu trợ bão lũ vì ‘phông bạt’ của nhiều người trẻ

Sống thật, sống đúng với bản thân mình mới khó. Còn việc phông bạt là chuyện quá dễ dàng, ai cũng có thể làm được.

Thật là chếnh choáng khi có hàng loạt người trẻ có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội tự chỉnh sửa hình ảnh chuyển tiền từ thiện để khoe lên trang cá nhân. Sự thật luôn chỉ có một và đây cũng là bài học lớn trong đời của mỗi người trẻ.

Từ “phông bạt” đang được cộng đồng mạng nhắc rình rang trong mấy gần đây nhằm chỉ những người thích thổi phồng sự thật để khoe mẽ bản thân. Cụ thể nhiều bạn trẻ đã tự chỉnh sửa hình ảnh chuyển khoản của mình ủng hộ đồng bào lũ lụt, bão Yagi lên một con số lớn hơn rất nhiều so với thực tế để đăng tải lên mạng xã hội.

Làm điều này nhằm thông báo cho mọi người biết mình đã ủng hộ đến đồng bào khó khăn một số tiền lớn. Nhưng trên thực tế, con số trong sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận được thì lại là một con số bé hơn rất nhiều.

Tôi lại nhớ mình có một số người bạn, mỗi ngày họ lại đăng tải một dòng trạng thái lên mạng xã hội đều như vắt tranh. Nội dung quay đi quẩn lại cũng chỉ ăn, mặc, đi chơi, nhưng cốt lõi chỉ nhằm khoe mình ăn ngon, mặc sang, đi chơi nhiều.

Dưới góc độ pháp luật họ không vi phạm pháp luật, cả về đạo đức họ cũng không vi phạm. Nhưng điều họ mang lại là sự khó chịu cho nhiều người khác, bởi những thứ họ đăng tải đối với nhiều người đó là những việc mà hàng ngày nhiều người khác vẫn làm mà họ không nhất thiết phải chia sẻ.

Trong đó, có một người bạn của tôi chia sẻ rất nhiều chuyến đi du lịch đến các nước, bỏ rất nhiều lá cờ các quốc gia đã đi qua trên trang mạng cá nhân. Nhưng phải đi du lịch với họ mới biết, không như những gì người bạn đó chia sẻ trên mạng xã hội.

Thay vì đi du lịch thường sẽ trải nghiệm ẩm thực, cảnh quan, vui chơi và mua sắm ở những địa điểm nổi tiếng. Nhưng người bạn ấy không có bất kỳ trải nghiệm nào, chỉ đến những điểm nổi tiếng như nhà hàng, khu vui chơi, địa danh để chỉ chụp một chiếc ảnh ở đó nhằm đăng tải lên mạng xã hội mà thậm chí còn chưa ăn uống, vui chơi, tham quan trải nghiệm tại địa điểm đã đăng tải.

Điểm chung của những người “phông bạt” trên mạng xã hội thường chạy theo xu hướng và thể hiện mình quá đà. Tức khi có một trào lưu xuất hiện như địa điểm du lịch, quán ăn nổi tiếng… họ đều có ảnh để đăng tải trên mạng xã hội.

Trong thời gian qua, một số bản trẻ có tầm ảnh hưởng trên mạng thậm chí còn “chôm” ảnh từ một người nổi tiếng ở nước ngoài để đăng tải khoe mẽ mình đã sở hữu món đồ hàng hiệu đang “hot” và đắt giá.

Tôi từng ghé nhà một người chơi, người bạn nổi tiếng về việc khám phá ẩm thực trong và ngoài nước, thường xuyên chia sẻ món ăn hay gu ăn uống lên mạng xã hội. Nhưng bữa ăn của bố mẹ hay đãi khách như tôi ghé chơi nhà thì lại rất đạm bạc chỉ là món rau luộc và vài con cá nhỏ.

Thực tế, tôi không hề có ý chê bai bữa cơm của gia đình họ, tôi trân quý vì họ mời tôi ăn cơm, nhưng việc so sánh giữa thực tế và việc người bạn “màu mè” trên mạng tôi lại thấy “khó chịu vô cùng”.

Vì sao phải “phông bạt”? Nhìn sâu xa cốt lõi là vì các bạn trẻ đang muốn “hơn người”. Họ đều muốn chứng tỏ cho những người xung quanh thấy rằng, họ là người giàu có, họ học rộng và hiểu biết, họ có tấm lòng nhân ái, họ là những người chu du khắp mọi nơi,… chung quy muốn thể hiện mình là người sành (sành ăn, sành chơi, sành mặc, sành kiến thức).

Những thứ họ đưa lên mạng nhằm thu hút “like”, tưởng chừng như quá cũ kỹ khi ngồi đếm lượt thích, nhưng rõ ràng vẫn tồn tại trong sâu thẳm không chỉ người trẻ mà cả những người lớn tuổi.

Có những bạn trẻ đăng lên trang cá nhân, nhưng ít lượt thích nên lại xóa bỏ, nhưng cũng có những bài đăng thu hút được lượng thích lớn, khiến họ cảm thấy thỏa mãn. Sự sĩ diện đều tồn tại trong mỗi người, song với người thích “trưng diện” lên mạng xã hội lại lớn hơn.

Vì sự sĩ diễn họ thậm chí đã chỉnh sửa và làm quá lên một giao dịch làm từ thiện của chính họ. Thay vì ủng hộ 500 nghìn đồng, 1 triệu đồng họ chỉnh sửa giao dịch chuyển khoản lên hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Nhưng cốt lõi họ lại không biết rằng, từ thiện không bắt buộc, ủng hộ theo khả năng có được, dù số tiền ít hay nhiều thì đều được trân quý bởi tấm lòng. Khi mạng xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại, sự minh bạch và kết nối giữa mọi tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đến công chúng dễ dàng hơn thì sự thật luôn chỉ có một.

Cộng đồng mạng Việt Nam là cụm từ xuất hiện hơn 20 năm nay, sự móc nối mọi vấn đề cũng có thể tìm ra được những sự hoài nghi và cả sự thật.

Tóm lại, việc sống đúng với chính bản thân mình mới khó, mới là điều nên hướng đến. Còn việc phông bạt là chuyện quá dễ dàng mà ai cũng làm được.

Khi bản thân khoe mẽ một điều gì đó thì luôn hãy nhớ ngoài kia có hàng nghìn người khác họ đã làm việc bạn đang khoe và thậm chí làm tốt hơn bạn đã làm rất nhiều.

Nói thế không đánh đồng tất cả các câu chuyện được chia sẻ lên mạng là “phông bạt” mà những câu chuyện có thật, được trải nghiệm thật, là câu chuyện có sức nặng truyền cảm hứng thì vẫn nên được chia sẻ để tô điểm cuộc đời.

AM


Source link

Related posts

Ăn chặn tiền từ thiện đồng bào bão lũ, bị xử phạt thế nào?

admin

Đường 3.500 tỷ đồng chậm giao mặt bằng vì ‘tìm không ra chủ đất’

admin

Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

admin

Leave a Comment